Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi, hộp kín trước khi để vào tủ lạnh; không nên để cá quá 7 ngày; lựa chọn hộp đựng thực phẩm chất lượng... là những mẹo giúp bạn giữ thức ăn tươi ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.
5 mẹo giúp giữ thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên, không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết. 5 cách dưới đây giúp bạn có thể yên tâm dự trữ thực phẩm.

5 mẹo giúp giữ thực phẩm an toàn trong tủ lạnh 1 Không nên để thịt, cá trong tủ lạnh quá 7 ngày

Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất ⅓ (một phần ba) chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.

Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Cần lưu ý, sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất, chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ dùng trong 1-2 ngày.

Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín

Những thói quen như mua thịt ở chợ đựng trong túi nilong về quẳng luôn vào tủ lạnh, ngay cạnh hộp sữa chua hay bát đựng thịt ăn thừa bữa trước; rồi trứng mang ở chợ về cất ngay vào tủ... khá phổ biến trong các gia đình. Thực tế, trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn, dễ nhiễm khuẩn chéo. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản.

Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt. Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa thật sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

5 mẹo giúp giữ thực phẩm an toàn trong tủ lạnh 2 Thường xuyên kiểm tra thực phẩm

Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.

Với rau, dùng rau ăn lá trước vì dễ nát, hỏng, củ quả dùng sau. Đồ ăn cũng vậy, cái gì dễ ôi thiu ăn trước, chẳng hạn như cá, hoặc nếu chưa muốn dùng ngay nên rán hoặc kho qua rồi cất, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn. Trứng đã dập cần bỏ ra ngoài, chế biến luôn. Lòng đỏ trứng là môi trường dể vi khuẩn phát triển.

Chọn lựa hộp đựng thực phẩm an toàn

Thông thường nhiều bà nội trợ hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn dùng đồ nhựa thì bạn nên chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA, tốt nhất là chọn hộp thủy tinh. Hộp thủy tinh có ưu điểm là giúp bạn dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, dễ rửa thật sạch, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường. Thủy tinh cũng là chất liệu có khả năng giữ cho những thực phẩm khô tươi lâu trong khoảng thời gian dài. Không khí không thể lọt qua lớp thủy tinh giống như những chiếc hộp làm bằng nhựa nên bạn sẽ không cần dùng đến gói hút ẩm để chống ẩm mốc cho thực phẩm. Ưu điểm lớn nhất của các loại hộp, lọ làm bằng thủy tinh là chúng rất bền nên có thể sử dụng nhiều lần.

Bảo quản thức ăn thừa

Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt. Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu... Không để hoa quả cùng với rau bởi vì một số loại quả có tính thải gas, ethylen làm rau củ nhanh hư.

Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.

Theo VnExpress


Tổng hợp & BT:

Về Menu

khả năng dinh dưỡng sử dụng Express thực phẩm nhiệt độ

món ăn tôm sú rang muối cay goi trung Chè sườn kho thịt nấu canh cải cúc xào thịt bò với dưa leo sa lát rau mầm tôm sốt chanh bánh chuối chiên ha cao ngon mẹo nấu ăn Cháo vịt hấp tôm với trứng cà tím xào thịt bò vịt ninh măng Ng脙碌 nem tôm ngon mà che xoai tran chau cach lam banh Paris brest dua leo chua nau ăn ngon bông Chanh dau que xao thit xong khoi khô mực kho chua ngọt cách nau mon chao lươn tôm chiên rang Com chien ga nuong xa xiu lá lốt xiu mai thit mi quang canh ga ngon bÃƒÆ bÃƒÆ thịt bò sốt đậu phụ non muối mè miền nam tỉa hoa món ngon từ đậu bun rieu ngon nướng thịt bò tẩm sốt Bánh Lọc Mỹ Chánh rau trộn làm bánh flan thạch dứa Bún hến cách nấu bún hến Bún hến bình dị hoa giả che chuoi sua dua tran chau tự chế kem dưỡng da che sau rieng món thịt gà áp chảo hải sản tôm tôm sú tôm rang 4 món ngon từ ốc giác bán ở Sài Gòn thit bo rau cai sot dau hao banh tai vac bò bóp thấu gỏi Trâm Phạm canh rau cach lam xoi che hoa văn rượu hải sản tươi cách làm trà chanh đường lam mien tron muc mì sốt cam bun tron nam ngon tàu hũ ky Mẹo chọn hải sản tươi ngon kho ngao duong omelet rút phô mai chiên cach lam com mon oc buou thịt vịt nấm đùi gà xào bò bánh mousse ga thom ngon Đánh bay bùn trong ốc nghêu sò banh mi lat làm bánh nếp chân váy Ghẹ rang muối làm sữa đậu cách làm bánh mochi công thức sườn sốt dưa chua Tây Nam Bộ cach lam tom xao bo toi banh ga to bánh khoai mỡ banh bao nhan thit ga ngon sa banh sua chua cookie bánh trâng thịt vịt nấu cay salad dưa leo banh flan dau canh tom ramen Hồ Thành Công banh su kem cam sô đa thơm chanh Vừa banh khoai lang ken canh rong bien Mâm cỗ ba miền trong ngày Tết bắp xào ruốc cơ thể kali chuột rút yếu ô mai trái cây chè bột báng trứng vịt kho thịt heo Ca cơm Lê Quý Đôn nghêu à m bông cải xào chua cay nướng bánh quy nhút Bún Âm lịch rau rút nhút xào tôm